Vì sao Website của đối thủ Top? SEO Content

Tại sao website của đối thủ nằm ở Top Google trong khi trang web của bạn dù bắt đầu xây dựng và phát triển sớm hơn nhưng lại không có được thứ hạng mong muốn? Bên cạnh các yếu tố về thiết kế website, kỹ thuật SEO thì chìa khóa của vấn đề này nằm ở cách bạn tạo content.

💥Content SEO và cách tạo nội dung để lên TOP

Nội dung là một trong những yếu tố quyết định việc SEO, thứ hạng trang trên công cụ tìm kiếm (cụ thể bài viết này đề cập chính tới SEO trên Google). Nội dung thế nào để trang có thể lên được Top? Trước khi bàn về vấn đề đó, bạn cần hiểu thuật ngữ SEO là gì, nội dung SEO là gì, cách phát triển chiến lược SEO content.

Lưu ý rằng bài viết này chỉ đề cập đến tạo nội dung cho SEO, quá trình tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa cho nội dung đó có trong một bài viết khác.

💥SEO content là gì?

Để hiểu cụ thể về SEO content là gì, hãy tách cụm từ này ra thành SEO và Content. SEO là gì? Content là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nhằm mục đích thu hút lưu lượng truy cập trang. Để trang web tối ưu hóa với Google, thu hút khách truy cập, về cơ bản bạn cần SEO onpage (trong trang), SEO offpage (ngoài trang) và SEO kỹ thuật.

Xây dựng SEO content chất lượng có thể hiểu là một chiến thuật trong tối ưu onpage. Phân tích điều này để bạn hiểu rằng, xây dựng nội dung chỉ là một phần trong quá trình SEO.

Về SEO content, hiểu đơn giản là quá trình sáng tạo nội dung để phục vụ cho SEO, cho mục tiêu tăng lưu lượng truy cập vào website. Để đạt được mục tiêu đó, nội dung đó không chỉ có vai trò cung cấp THÔNG TIN HỮU ÍCH cho người đọc, cho khách hàng mà còn cần đáp ứng một vài tiêu chí khác trong bước SEO onpage và SEO offpage.

💥6 loại nội dung SEO

SEO content không chỉ là dạng bài viết blog, mà có thể là các dạng như:
* Trang sản phẩm hay trang web thương mại điện tử có thể được coi là một nội dung SEO
* Các bài viết trên Blog: Đây là loại nội dung phổ biến nhất hiện nay, cũng là nội dung giúp tối ưu trang web trên Google hiệu quả nhất
* Bài viết trên Blog có thể là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, hoặc cũng có thể là dạng bài tin tức, phỏng vấn,…
* Bài viết danh sách: Nội dung này có dạng như danh sách 100 điều cần làm khi SEO, 50 quy tắc bán hàng,… Một số chuyên gia đánh giá, dạng content này giúp Google quét nhanh hơn. Bên cạnh đó, các tiêu đề của những bài danh sách này cũng thu hút khách truy cập hơn so với những dạng bài viết blog thông thường.
* Content hướng dẫn: Đây là nội dung mang tính hướng dẫn, giải thích chi tiết cách làm một điều gì đó. Ví dụ như Hướng dẫn SEO trang web từ A-Z. Với dạng nội dung SEO này, bạn có thể tận dụng cho các biểu mẫu trên trang dạng Nhập email để nhận tài liệu Hướng dẫn SEO từ A đến Z.

* Video/ảnh: Các dạng nội dung trên có thể xếp vào nhóm text. Bên cạnh đó, SEO content còn có video, ảnh. Khá nhiều các trang web hiện nay, nội dung chỉ dừng ở text và ảnh. Để trang đa dạng nội dung, gây ấn tượng với khách truy cập, bạn có thể thêm nội dung Video vào trang. Ngoài ra, nội dung ảnh không chỉ dừng ở ảnh minh họa trên các bài viết blog. Content dạng ảnh có thể là infographics, slideshows,…

Gần đây, content dạng audio cũng được sử dụng trên khá nhiều website. Bạn cũng có thể tham khảo để cho vào chiến lược phát triển website của mình.

💥4 bước phát triển chiến lược nội dung SEO

Nếu bạn tạo nội dung không nhằm mục đích thu hút khách truy cập hay tạo doanh thu thì có thể bạn không cần quan tâm tới SEO. Nhưng khi bạn đã xác định xây dựng website nhằm mục đích marketing, thúc đẩy doanh thu, bắt buộc bạn cần SEO nội dung và cần chiến lược cho hoạt động đó.

Dưới đây là 4 bước cơ bản giúp bạn xác định và tinh chỉnh chiến lược SEO content của mình:

💥Bước 1: Xác định mục tiêu của trang web

Trước tiên, bạn cần xác định rõ trang web bạn xây dựng là loại website thông tin đơn thuần hay kết hợp với trang thương mại điện tử. Mục tiêu của trang là thúc đẩy doanh số bán hàng qua nội dung trên trang hay thu hút khách truy cập để có doanh thu từ quảng cáo. Bạn cần xác định rõ mục tiêu của trang để tập trung xây dựng loại nội dung phù hợp với mục tiêu đó.

Nếu bạn phát triển website để thúc đẩy doanh số sản phẩm, bạn cần tạo nội dung hấp dẫn cho trang sản phẩm, tối ưu hóa tìm kiếm và chuyển đổi. Bạn có thể tạo blog với các bài viết hữu ích cung cấp thông tin về dịch vụ/sản phẩm,…
Còn nếu trang web của bạn phát triển theo mô hình thu hút người đọc, tăng lượng truy cập, tạo doanh thu từ việc đặt quảng cáo trên trang thì bạn cần xây dựng nội dung đa dạng, chủ đề hấp dẫn theo xu hướng.

💥Bước 2: Xem xét đối tượng mục tiêu của trang là ai?

Xác định rõ đối tượng mục tiêu và chân dung của họ (chân dung khách hàng gồm các thông tin như độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen,…) bạn sẽ biết trang web cần xây dựng loại nội dung nào để phù hợp với họ cũng như thói quen tìm kiếm của họ. Để xác định rõ được chân dung khách hàng, bạn có thể tạo các cuộc khảo sát, sử dụng phần mềm tạo bản đồ hành trình khách hàng để có kết quả tốt nhất.

Xác định đối tượng người đọc của trang là ai sẽ giúp bạn xây dựng được nội dung nhất quán, chất lượng

Ví dụ: Nếu đối tượng trang web của bạn là giới trẻ, độ tuổi từ 18 đến 25, nội dung bạn xây dựng trên trang nên cần đa dạng, tập trung vào cả ảnh và video, content dạng text nên ngắn gọn. Và những nội dung đó chắc chắn phải được tối ưu hóa trên thiết bị di động.

💥Bước 3: Xây dựng kế hoạch và lịch đăng bài


Nếu chiến lược hoạt động hiệu quả, bạn có thể tiếp tục duy trì và phát triển. Ví dụ video là nội dung được xem nhiều nhất trên trang, bạn hãy sản xuất nhiều video hơn, 9h tối là thời gian nhiều người truy cập vào trang nhất bạn có thể điều chỉnh lịch đăng bài, đăng thêm bài vào khung giờ đó.

Nếu chiến lược hoạt động chưa tốt, bạn cần kiểm tra lại các bước, nội dung trên trang, cách tối ưu,… liên tục cải thiện để tăng lưu lượng truy cập.

💥💥Tạo nội dung SEO thế nào để có thứ hạng cao trên Google?

Như đã đề cập ở phần trên, SEO content không chỉ là cung cấp thông tin hữu ích với khách truy cập, bên cạnh đó bạn cần tạo nội dung xoay quanh một khung SEO nhất định.

Bởi thực tế rằng, có khá nhiều bài viết blog, nội dung lên đến 5000 từ hoặc nhiều hơn thế, bài viết đó được chia sẻ hàng chục ngàn lần trên mạng xã hội. Nhưng lưu lượng truy cập từ Google lại khá thấp. Điều đó cho thấy bài viết chưa tối ưu với SEO. Nếu bạn muốn bài viết có nhiều truy cập từ công cụ tìm kiếm Google, bạn nên sáng tạo nội dung với khung cơ bản dưới đây.

  1. Nghiên cứu và phân tích từ khóa trước khi viết

Nằm ở bước 3 trong chiến lược phát triển trên, để nội dung SEO có thứ hạng trên Google, bạn không thể không nghiên cứu từ khóa. Để nghiên cứu từ khóa bạn cần sử dụng một vài công cụ như Ahrefs, KwFinder, Keyword Tool,…
Từ việc xác định mục tiêu và đối tượng trang, bạn sẽ có được những chủ đề nhất định để xây dựng nội dung. Dựa trên những chủ đề đó, bạn xác định bộ từ khóa để tạo nội dung.
Việc nghiên cứu và phân tích từ khóa là quá trình phức tạp và cần nhiều thời gian, tôi sẽ chia sẻ về chủ đề này ở một bài viết khác. Về cơ bản bạn cần hiểu rằng, việc nghiên cứu và phân tích từ khóa giúp bạn biết được từ khóa, chủ đề nào được nhiều người quan tâm – lượt tìm kiếm lớn, trang web nào đang đứng top google ở từ khóa đó. Dựa trên những thông tin đó bạn sẽ lựa chọn từ khóa phù hợp để tạo content.
Ví dụ, với từ khóa không có lượng tìm kiếm, bạn không nên làm nội dung về từ khóa đó. Bởi không có lượt tìm kiếm đồng nghĩa với việc dù nội dung của bạn có hay thế nào thì cũng không có người truy cập.
Ngoài ra, một cách đơn giản để tìm hiểu về từ khóa của mình, bạn có thể mở tab thẻ ẩn danh trên công cụ tìm kiếm và search từ khóa bạn có ý định làm nội dung. Google sẽ hiện ra danh sách bài viết về từ khóa đó. Từ khóa đó có nhiều kết quả tìm kiếm không? Trang nào đang nằm top từ khóa đó? Loại content họ xây dựng là gì? Cách họ đặt tiêu đề,… Với việc tìm hiểu đó, bạn sẽ định hình mức độ cạnh tranh của keyword, nội dung cần tạo cần vượt trội hơn những trang đó để có thể lên được top google.

2. Phác thảo cấu trúc bài viết

Thông thường, sau khi nghiên cứu từ khóa bạn sẽ có được bộ từ khóa gồm từ khóa chính và các từ khóa liên quan. Với bộ từ khóa đó, bạn cần phác thảo cấu trúc bài viết để có cả từ khóa chính và từ khóa phụ. Cùng với đó nội dung cũng cần có sự logic, liên kết chặt chẽ. Làm được điều này, bạn cần tìm hiểu nội dung của các trang top đầu từ khóa đó như đã thông tin ở phía trên. Sau đó, bạn xây dựng cấu trúc bài viết gồm các ý rộng và sâu hơn so với trang đối thủ.
Ví dụ, cùng là một từ khóa “Cách viết content seo lên Top” trang đối thủ khai thác 3 ý như: SEO là gì; Content là gì; Cách viết content seo.
Để bài viết của bạn có thứ hạng cao hơn, vẫn từ khóa đó cùng với những nội dung cơ bản đó, bạn xây dựng thêm các ý như: Cách đánh giá nội dung SEO đạt chuẩn; Những sai lầm khi viết content SEO; Cách quảng bá nội dung SEO để nhanh lên Top,…
Lưu ý nhỏ, cấu trúc bài viết ít nhất cần đảm bảo các phần như giới thiệu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và kêu gọi hành động (call to action).

3. Bắt tay vào viết với mục tiêu cung cấp nội dung hữu ích

Nếu bạn chưa viết quen, hãy viết như khi bạn nói các nội dung xung quanh từ khóa đó. Sau đó bạn có thể chỉnh sửa.
Nội dung không được phép sai chính tả: Đây là yêu cầu cơ bản khi sáng tạo nội dung dạng bài blog. Bởi điều này sẽ gây trải nghiệm xấu khi khách truy cập vào website của bạn. Bên cạnh đó, ngữ pháp và nội dung từng câu cần rõ ràng, chính xác, có độ liên kết với nhau.
Hãy tạo một nội dung đơn giản nhưng có phân tích: Người truy cập trang chỉ có 8 giây để đánh giá khái quát nội dung bài viết và suy nghĩ xem có nên đọc tiếp hay không. Vì vậy, bạn hãy viết đơn giản để ai cũng có thể đọc và dễ dàng hiểu. Tuy nhiên, đơn giản không đồng nghĩa với sơ sài, nội dung có phân tích sau, người đọc sẽ càng thích nếu họ thực sự quan tâm về chủ đề đó.
Một vài chuyên gia cho rằng, bài viết muốn có thứ hạng cao cần có độ dài tối thiểu 2000 từ, khái quát vấn đề ở chiều rộng và phân tích sâu, phân tích ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Nội dung muốn xếp hạng cao trên Google cần thực sự có ích với khách truy cập.

4. Làm cho nội dung trực quan

Để nội dung dạng bài viết trực quan, bạn cần thêm các dạng content chất lượng khác vào bài như ảnh hay video. Điều này không chỉ giúp bài viết trực quan hơn mà còn làm cho nội dung xác thực và hấp dẫn hơn, cải thiện sự hài lòng của người truy cập. Điều này cũng khá quan trọng với Google khi công cụ tìm kiếm này có tab hình ảnh và video.
Con người mất 1/10 giây để hiểu nội dung từ bức ảnh, trong khi cần 60 giây để hiểu văn bản khoảng 200 từ. Đây là lý do seo content cần trực quan.
Lưu ý rằng, với ảnh trong bài bạn cũng cần thực hiện tối ưu bằng việc thêm thẻ alt mô tả nội dung của ảnh. Ngoài ra, với dạng nội dung text dài, bạn cần chia nhỏ các ý theo các tiêu đề từ H2 đến H6, định dạng rõ các đoạn, các phần. Ví dụ, nếu trong bài có câu trích dẫn bạn hãy định dạng theo trích dẫn, có danh sách hãy định dạng danh sách,… Bạn hãy làm mọi thứ để nội dung bắt mắt, dễ đọc.

5. Viết tiêu đề và mô tả (meta) hấp dẫn

Tiêu đề và mô tả là 2 phần sẽ xuất hiện trực tiếp trên công cụ tìm kiếm. Tiêu đề bạn chỉ nên đặt giới hạn 10 từ, trong 10 từ đó bạn viết để thuyết phục người tìm kiếm tại sao nên nhấp vào bài viết và website của bạn. Thêm vào đó, thẻ meta nên khoảng 35 từ, đây là số từ sẽ hiển thị trên Google. 35 từ này, bạn hãy tận dụng để viết ngắn gọn, chính xác thông tin có trong bài viết.

Lưu ý: Nội dung tiêu đề, meta hay bài viết bạn cũng không nên “nhồi” từ khóa, hãy viết tự nhiên, lôi cuốn.
Ngoài ra, nếu bạn là người tạo nội dung seo và phát triển website, bạn đừng quên thường xuyên theo dõi thứ hạng bài viết trên Google Analytics và cải thiện content.

Kết luận
Trên đây là một vài những hướng dẫn cơ bản về SEO content, cách viết nội dung dạng văn bản để có thứ hạng cao trên Google


Lưu ý rằng, để content có thể lên top công cụ tìm kiếm, ngoài việc áp dụng những thông tin nêu trên, bạn còn cần thực hiện các công việc SEO khác như tối ưu onpage và offpage, và các vấn đề khác nhé.

Cường Dory | Founder SeoReal Agency

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.