Anh Trình là người gây dựng lên CleverAds nhiều chục triệu đô, nói cái gì là đã làm được cái đó, nên mình rất thích.
Chính vì hay quá nên note ra đây chia sẻ với các bạn những điều mình tâm đắc nhất đã nghe được. Mình tin rằng các chủ doanh nghiệp từ siêu nhỏ đến nhỡ nhỡ đều tìm thấy một cái gì đó đang trúng chỗ bí của công ty mình. Anh Trình nói cái gì cũng rất đơn giản, rõ ràng, cảm giác nghe xong ai cũng làm theo được.
1. Cần có sự hướng dẫn chi tiết để những nhân sự tiềm năng phát triển tốt.
– Nhân sự tiềm năng nhưng chỉ thành tài khi được hướng dẫn, kèm cặp tốt ??
– Công ty dưới 50 nhân sự thì CEO nên trực tiếp trainning chứ đừng có lười
2. Giao việc luôn có KPI & Deadline và sếp phải luôn có sẵn giải pháp rồi
– Giao cái gì cũng phải kèm deadline, thêm KPI thì càng tốt. CEO phải tập cách giao việc như thế, và tập luôn cho nhân sự có thói quen đó nữa
– Trước khi giao việc phải có sẵn giải pháp rồi để nếu nhân sự cần hỗ trợ còn hỗ trợ, định hướng được. Không có bị khinh đừng trách nhân viên ác ?
3. Dành nhiều thời gian để note tất cả các lịch, việc đã giao và nhắc nhở nhân sự nếu quá hạn
– Anh Trình nói anh ghi chú dày đặc tất cả mọi việc, và anh ấy dành rất nhiều thời gian để thiêu đốt cho sạch lịch ? Mình sẽ tập cách note lịch, note việc xem có quen được không.
– Các bạn có thể dùng phần mềm Google Calendar hoặc Google Keep (Hướng dẫn: https://goo.gl/KD6THZ )
4. Finish một công việc
– Tức là giải quyết dứt điểm một vấn đề gì đấy bằng cách đưa ra giải pháp triệt để.
VD: Việc các chi phí phát sinh ở mỗi cửa hàng có rất nhiều khoản, và mất thời gian theo dõi, phên duyệt chi phí. Giải pháp là khoán luôn mỗi tháng sẽ có ngân sách XXX cho các chi phí linh tinh. Cửa hàng tiêu quá thì phải chịu còn tiêu ít hơn thì được hưởng số còn dư. Như vậy là giải quyết triệt để được vấn đề.
– CEO phải tìm mọi cách để finish mọi vấn đề, như thế thì mới rảnh đầu rảnh tay, không phải giải quyết các sự vụ phát sinh ?
5. Chỉ dành thời gian tối ưu team chứ không quan tâm đối thủ
– Cứ nhìn theo đối thủ rồi lo lắng thì cả ngày không làm được gì
– Có thể quan sát đối thủ để học hỏi cái hay và tìm các cách làm mới của mình, chứ đừng cố bắt chước nếu nguồn lực của mình không vượt trội
– Việc quan trọng nhất là tối ưu team của mình, thực sự là còn quá trời nhiều việc phải làm để tối ưu, vượt qua chính mình của ngày hôm qua mới là quan trọng nhất ?
6. Kinh doanh phải THỰC DỤNG. Nếu không quan tâm đến LỢI NHUẬN thì không phải đang làm kinh doanh.
– Khi chưa có lợi nhuận thì tất cả những lý tưởng cao đẹp như đóng góp cho xã hội, văn hóa doanh nghiệp v.v…chỉ là vô nghĩa.
– Kinh doanh phải thực dụng, phải tiết kiệm tối đa.
– Tiền là của mình, mình phải tiết kiệm, tiền không phải để vất vào những cái sĩ diện tốn tiền
– Starup khi mở thêm chi nhánh thường thích mở to hơn, đẹp hơn. Thực tế nhiều khi không cần to đẹp, vị trí đẹp quan trọng hơn.
Note: Tối ưu tất cả, cửa hàng không cần to đẹp quá, văn phòng không cần sang chảnh quá. Điều đó không giúp ích gì cho việc ra nhiều lợi nhuận hơn mà chỉ ăn mòn lợi nhuận ?????????
7. Phải luôn KIỂM SOÁT được tình hình
– Thà công ty bé mà KIẾM SOÁT ĐƯỢC TOÀN BỘ còn hơn là to mà mất kiểm soát ?️♀️ Công ty mình mở thêm chi nhánh thấy đúng là mất kiểm soát nhiều, nguy hiểm.
8. Không giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra các vấn đề tiếp theo
– Khi có 1 vấn đề cần giải quyết chúng ta rất hay giải quyết bằng cách tạo ra 1 vấn đề tiếp theo ? Ôi mình quá thấm thía sau khi nghe đến cái này. Từ nay đưa ra phương án giải quyết việc gì cũng phải cân nhắc kĩ xem nó có gây ra rắc rối gì khác không
9. CEO phải khó tính
– CEO khó tính, chỉ chu trong mọi việc thì nhân sự mới khó tính, chuẩn chỉ. Nhân sự chuẩn thì mới có sản phẩm, dịch vụ tới tay khách hàng chuẩn ?️♀️
– CEO dễ tính thì nhân sự cũng sẽ à ơi, công ty thành một mớ lộn xộn
10. Kinh doanh nếu thấy lỗ mà không có cơ hội thay đổi tình hình thì phải dứt khoát cắt lỗ ngay không được tiếc nuối
– Sau trái tim nóng phải là cái đầu lạnh, nếu không thể khá hơn, thì stop càng sớm càng đỡ lỗ ?♂️
11. Quản lý phân cấp
– 1 người chỉ nên quản lý tối đa 5 người. Nếu nhiều quá thì phân thành các nhóm dưới nữa. Túm lại là không quản lý quá 5 người ????
12. Khi cho nhân sự thăng tiến, chỉ nên giao cho các việc khó hơn 30% so với việc trước đây, không nên giao việc quá khó
13. Khái niệm Balance – kiểm soát dòng tiền
– Balance chính là tổng tài sản của công ty. Báo cáo Balance phải được làm hàng ngày. Balance = doanh thu – chi phí. Tức là mỗi ngày thấy được chính xác tổng tài sản của công ty lên hay xuống bao nhiêu. So sánh với tất cả các khoản mục thu, chi nếu trùng khớp thì là Ok. ? Cái này nghe thì dễ nhưng bán lẻ hơi bị khoai đó nhe, lắm khoản lắm mục rối tung lên. Mình dã lên lịch với kế toán trưởng để mai ngồi làm thử ?
14. Hoạch toán chi phí
– Giảm bớt chi phí không tên, thất thoát bằng cách gom nhóm các loại chi phí thành 3-5 nhóm. Theo dõi mỗi tháng xem chi phí từng nhóm có sự thay đổi bất thường không và chốt chính xác mỗi nhóm chi phí nên là bao nhiêu.
– Các chi phí cần mua cần giải trình rõ tài sản trước đó đã dùng được bao lâu và phần dư đang ở đâu. Điều này giúp nhân sự có ý thức trong việc xin cấp các chi phí phát sinh linh tinh. ⚖️
15. Trainning
– Người giỏi nhất sẽ là người trainning cho các nhân sự mới
– Face to face: Test đóng vai khách hàng đối diện là cách test hay nên áp dụng ??
16. Sale motivation program
– Tạo ra nhiều chế độ, nhiều chương trình để kích thích Seller
– CEO luôn phải là Seller ác liệt nhất ??
17. Cân bằng giữa Brand và Trade
– Doanh nghiệp sơ sinh nên tập trung vào bán được hàng trước, rồi dần dần cân bằng với việc làm thương hiệu.
– Thương hiệu được thể hiện rõ nét nhất qua thực tế: Nhân viên ứng xử thế nào, cửa hàng sạch hay bẩn, cách đưa content truyền thông ra sao… tất cả chính là thương hiệu của công ty chứ không phải là cứ hô hào chúng tôi thế này chúng tôi thế kia
18. CEO phải biết quảng cáo
– Quảng cáo là nơi ĐỐT TIỀN nhanh nhất của công ty, hàng trăm triệu/tháng nên CEO phải là người hiểu rõ và thành thạo nó. Sếp nào chưa rành thì lên lịch học quảng cáo Fb, Google đi nhé ?
19. Cổ phiếu có điều kiện
– Anh Trình chia sẻ công ty với tất cả mọi nhà đầu tư và các nhân viên chứ không giữ công ty làm của riêng, vì thế công ty mới phát triển được như hôm nay.
– Nếu muốn nhân sự tham gia làm cổ đông để chia sẻ thành quả, gắn bó với công ty hơn thì phát hành cổ phiếu có điều kiện. Trong đó có các điều khoản như là phải làm việc tại công ty, nếu bán thì công ty có quyền ưu tiên mua lại v.v…
Fb anh Trình cho bạn nào muốn theo dõi, mình không tag tên tránh làm phiền anh ấy: https://www.facebook.com/trinhkhanh2046
Những gì mình viết ở trên không theo thứ tự và không đủ các phần chia sẻ của anh Trình. Mình chỉ ghi lại những cái mình thấy thấm thía với mình. Càng trải nghiệm nhiều, thì sẽ càng hiểu mỗi vấn đề ở lớp sâu hơn. Hi vọng note này có ích với các bạn đang kinh doanh ?
Tác giả: Nguyễn Hoàng Giang