#9 “TỪ KHOÁ” LÀM NÊN CÔNG THỨC THÀNH CÔNG CỦA “YÊU BẾP” – “NGHIỆN NHÀ” 📣📣📣

💭 Đợi chút: 💁
Mình biết mọi người sẽ click vào tiêu đề này và đang háo hức đọc bài. Nhưng cũng sẽ có nhiều người bảo rằng, mình đang đi phân tích “case” thành công của người khác rồi thì “nói mà làm gì!” )
Vì thế nên mình đính kèm 1 hình minh hoạ việc mình có kinh nghiệm trong việc build cộng đồng với tốc độ phát triển ở mức 10.000 thành viên/tuần. Nhưng vì tính chất công việc nên ko thể show tên. Chính vì thế bài viết này còn dựa trên cả kinh nghiệm của bản thân trong việc build group cộng đồng nữa nhé! 👌
👉 DƯỚI ĐÂY LÀ MÔ-TÍP CÔNG THỨC THÀNH CÔNG CỦA 1 GROUP CỘNG ĐỒNG
📣 1. Nội dung là yếu tố quan trọng nhất!
Các thành viên tham gia vào group cộng đồng là vì nội dung trong đó chứ không phải vì bất kỳ thứ nào khác! Đó là nội dung mang lại cho họ sự hữu ích thực tế: cụ thể là công thức nấu các món ăn, những ngôi nhà – không gian sống đẹp, các kiến thức về mỹ phẩm, các review về đồ ăn… hay bất kỳ các giá trị chia sẻ hữu ích nào khác. Bạn không thể lập nên 1 group chung chung, không có chia sẻ gì giá trị trong đó và hy vọng nó phát triển lớn lên được!
📣 2. Kết nối các thành viên có đặc điểm chung
Group đơn thuần là nơi kết nối các thành viên có chung 1 đặc điểm, đặc điểm này có thể nằm ngay tên group như những người cùng #Yêu_Bếp, cùng #Nghiện_Nhà, cùng Thích Làm Đẹp, cùng thích Kinh Doanh… (chính vì thế tên group cũng cần nêu bật được yếu tố này). Chính vì vậy nếu muốn phát triển group cộng đồng bạn cần xác định được “điểm kết nối” mà bạn muốn xây dựng cho cộng đồng của mình là gì.
📣 3. Sự tập trung và nhất quán
Mặc dù các thành viên luôn có sự “kết nối” nhất định khi tham gia group, nhưng việc định hướng đưa group đó đi tới đâu và của ban quản trị. Việc tập trung vào một chủ đề nội dung, một nhóm sản phẩm, một ngành nghề… sẽ giúp group có được sự nhất quán, giúp sự “kết nối” được đảm bảo nhất. Có nhiều group sau một thời gian phát triển thì mở rộng chủ đề trao đổi trong nhóm, việc này khá nguy hiểm vì khiến cho content trong nhóm dần dần rời khỏi “điểm kết nối”.
📣 4. Đòn bẩy từ những người có ảnh hưởng hoặc các kênh lớn
Những ngày đầu lập group là thời điểm khó khăn nhất vì group rất khó để có lượng tiếp cận, không có nhiều thành viên, chưa có nhiều nội dung giá trị thì làm sao để thu hút được thành viên. Vì vậy cần có “đòn bẩy” ban đầu đến từ những Facebook cá nhân có sức ảnh hưởng hoặc các Fanpage lớn. Tất nhiên là cá nhân hay kênh này cũng phải có điểm trùng với “điểm kết nối” của group. Ví dụ như chị #Esheep vốn là 1 food blogger và chị ấy lập ra hội Yêu Bếp, anh Bình Nguyễn và các thành viên sáng lập khác là hoạt động trong lĩnh vực E-commerce lập ra group Ecomme group (trước đây là Isocial)…
📣 5. Hiệu ứng đám đông, truyền miệng
“Điểm bùng nổ” của 1 group là khi mà nó được truyền miệng với nhau theo kiểu “À group này đang nổi”, có nhiều người và nhiều kênh khác nhau nhắc đến nó. Hiệu ứng này không chỉ đến từ thành viên hay con người nói chung mà có thể đến từ các thuật toán của Facebook. Khi có nhiều lượt thảo luận sôi nổi, Facebook sẽ tạo ra các đề xuất cho người dùng để “tham gia” nhóm.
📣 6. Thời điểm “vàng”
Thời điểm cũng là yếu tố khá quan trọng. Sự thành công của Yêu Bếp – Nghiện Nhà có thể nói là có yếu tố “may mắn” “bất ngờ” trong thời điểm Corona, người người nhà nhà ở nhà, online, chia sẻ những việc bếp núc, trang trí nhà cửa. Vì thế có nhiều thời gian, nhiều thành viên hào hứng với các chủ đề này.
📣 7. Drama/Game khuấy động
Để group cộng đồng có sự “bùng nổ” không thể thiếu được các drama, challenge hay game… khuấy động. Cụ thể như Yêu Bếp phát triển thành viên “thần tốc” nhờ vào sự kiện thử thách “Việc nhà có anh” chia sẻ chân dung các “ông chồng quốc dân” khiến nhiều chị em phát cuồng. Hay hội Nghiện Nhà cũng xảy ra ý kiến trái chiều giữa các “Chủ Nhà” thích chia sẻ bản thiết kế, hình ảnh không gian lên nhóm và hội các “Kiến Trúc Sư”… Một số nhóm khác cũng bỗng dưng “hot” nhờ các drama người này “bóc phốt” người kia hoặc bình luận một số sự việc gây tranh cãi trái chiều…
📣 8. Tâm thái vô tư không vụ lợi của người sáng lập
Có một đặc điểm đáng lưu tâm là các thành viên sẽ “happy” và thoải mái chia sẻ hơn nếu biết Admin của group là những người có “Tâm” trong sáng khi lập group, muốn xây dựng cộng đồng, chia sẻ và cống hiến lợi ích thay vì là một nhóm lập ra vì mục đích thương mại khác.
📣 9. Sự quản lý chặt chẽ của đội ngũ quản trị
Đội ngũ quản trị cần phải hoạt động tích cực mới có thể duy trì và phát triển một group lớn. Cụ thể là phải bỏ thời gian lọc bài, duyệt bài, xoá các bình luận quảng cáo, bài livestream… block các thành viên đi ngược lại các giá trị của group, giải quyết một số tranh chấp của các thành viên.
Như vậy, để tạo ra một group cộng đồng thành công không phải là việc dễ dàng, nhưng cũng có thể là chỉ “sau một đêm” phụ thuộc vào nhiều yếu tố hội tụ. Gọi là đúng cách, đúng người, đúng thời điểm.
💭 Hy vọng các anh/chị/bạn có thể tham khảo và phát triển được những cộng đồng lớn thành công!
Dành một like hoặc comment cho mình nhé!
Thank you! ♥️♥️♥️
_____________
📝 Người viết: Bùi Lê Mỹ DungFounder Xưởng_Content – Content marketing Agency

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.